Friday, 19/04/2024 - 17:13|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của TRƯỜNG TH TÂN TRIỀU

Độc đáo điệu múa của lễ hội làng Triều Khúc - Con đĩ đánh bồng

     Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân làng Triều Khúc lại mở hội, chung vui trong ngày lễ lớn của làng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Vua Phùng Hưng mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân năm mới của người dân trong làng. Lễ hội của làng Triều Khúc luôn được tổ chức tôn nghiêm, trật tự, văn minh, tạo không khí vui vẻ cho người tham dự. 

     Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Oai, Hà Nội) kéo dài từ ngày mùng 9 đến 12 tháng giêng với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành. Theo các cụ cao niên trong làng, trước đây, Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình nhà Đường Trung Quốc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.    

     Nổi bật nhất trong lễ hội triều khúc là 5 điệu múa, múa rồng, múa lân, múa sinh tiền, múa bồng và múa chạy cờ. Hai điệu múa rồng và lân luôn đồng hành với nhau trong nhiều lễ hội Việt Nam. Múa sinh tiền và múa trống bồng hay múa “con đĩ đánh bồng” là những điệu múa hay và đẹp. Hiện, các điệu múa này đang được khôi phục lại vị trí quan trọng trong lễ hội của làng.

     Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ VIII, Vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Điệu múa đặc sắc ấy thường được gọi với tên “múa Bống” hay múa “con đĩ đánh bồng”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Với mục đích giúp các em học sinh thêm hiểu biết, tự hào và thêm yêu quê hương mình thì trong tiết học Lịch sử địa phương của học sinh lớp 5A1 tuần vừa qua, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương đã cùng các em học sinh tìm hiểu thông qua bài học “ĐỘC ĐÁO ĐIỆU MÚA BỒNG Ở TRIỀU KHÚC”. Tiết học đã mang lại sự hứng thú cho học sinh và giúp các em hiểu hơn về nguồn gốc của điệu múa này. Qua đó các em học sinh thêm yêu mến và tự hào về truyền thống của địa phương.

     Sau đây là một số hình ảnh của tiết học: 

 

Lượt xem: 255
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 147
Hôm qua : 171
Tháng 04 : 2.513
Năm 2024 : 37.848